Danh mục sản phẩm
Tìm kiếm sản phẩm
Hổ trợ trực tuyến
Sales01 - 0917047888
Sales02 - 0902006658
Support
Fanpage Facebook
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
6 BƯỚC KIỂM TRA & KHẮC PHỤC SỰ CỐ DO ĐIỆN ĐẦU VÀO CỦA HỆ ĐÈN LED
6 BƯỚC KIỂM TRA & KHẮC PHỤC SỰ CỐ DO ĐIỆN ĐẦU VÀO CỦA HỆ ĐÈN LED
May 11, 2017
Hầu hết chúng ta đã biết, đèn LED là loại đèn nổi tiếng với hiệu suất cao, tiết kiệm điện và tuổi thọ lâu dài và ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong các hệ thống chiếu sáng. Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải lúc nào đèn LED cũng hoạt động trơn tru một cách hoàn hảo. Đôi khi, các bạn – những kỹ sư sẽ gặp phải những tình huống rất đau đầu khi xử lý các vấn đề khiến cho đèn LED hoạt động chập chờn, nhấp nháy, lượng nhiệt đèn tỏa ra quá nóng hay đèn bị tắt. Một trong những nguyên nhân cho các vấn đề nêu trên chính là các lỗi xảy ra liên quan đến dòng điện đầu vào.
BƯỚC 1. KIỂM TRA LẠI THÔNG SỐ KỸ THUẬT GHI TRÊN ĐÈN
Bạn hãy xem lại yêu cầu điện áp và thông số kỹ thuật cho dòng điện của đèn. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại đèn LED khách nhau vì vậy bạn cần phải biết chính xác các bóng đèn có tương thích với nhau trên cùng một mạch hay không. Một thông số bạn không thể bỏ qua đó là LED driver thuộc dòng nào, LED driver Dòng không đổi (constant current) hay LED driver điện áp không đổi (constant voltage)?
BƯỚC 2. KIỂM TRA THÔNG SỐ DÒNG ĐIỆN ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA
Ảnh trên cho bạn biết những thông số giới hạn đầu vào cho dòng xoay chiều AC và giới hạn đầu ra cho dòng một chiều DC 12V của bộ chuyển nguồn AC->DC. Để biết lượng điện năng tối đa của nguồn điện, bạn hãy nhân thông số dòng (12V) với cường độ cực đại (8.5A). Việc sử dụng điện năng cho hệ thống đèn LED lớn hơn thông số cho phép của bộ chuyển nguồn chính là nguyên nhân khiến cho nguồn điện bị tăng lên hay sụt xuống không ổn định.
BƯỚC 3. NẾU NHƯ TẤT CẢ CÁC THÔNG SỐ ĐÃ ĐẠT CHUẨN THÌ SAO? HÃY KIỂM TRA LẠI DÂY NGUỒN.
Đường dây điện của hệ thống đèn LED là một thứ mà bạn cần kiểm tra thật kỹ ít nhất hai hoặc ba lần mỗi khi gặp sự cố. Ngay cả những thợ điện có tay nghề cao nhất cũng có thể mắc lỗi cơ bản trong khi đi dây. Hãy chắc chắn rằng dây điện được nối đúng cực và đúng nguồn. Sau khi đã kiểm tra dây nguồn, thiết lập nguồn điện áp đầu vào thích hợp.
BƯỚC 4. HÃY CHÚ Ý ĐẾN LỰA CHỌN ĐẦU VÀO CỦA BỘ NGUỒN
Thông thường, các bộ nguồn AC->DC có một công tắc lựa chọn điện áp AC đầu vào là 100-120VAC hoặc 200-240VAC. Nếu như đầu vào của bộ nguồn không được đặt ở chế độ phù hợp nó sẽ làm hỏng bộ nguồn hoặc gây ra những vấn đề mà bạn khó có thể lường trước được.
BƯỚC 5. KIỂM TRA NGẮN MẠCH
Hầu hết các bộ nguồn đều có khả năng chống lại các trường hợp ngắn mạch. Dấu hiệu mạch bị ngắn là khi đèn nhấp nháy liên tục hay khi có khói, hoặc tia lửa điện phát ra. Mạch bị ngắn thường bị gây ra bởi những nguyên nhân chẳng hạn như dây chập vào nhau, mối hàn nguội bị chắp vá, hoặc lắp đặt các tấm đồng (của đèn LED strip) vào bề mặt kim loại mà không có lót đệm.
Nếu như không thể xác định được phân cực, điện áp hay thông số dòng điện, sử dụng Ampe Kìm Hioki CM4371/ CM4373 để bạn có thể xử lý vấn đề nhanh và hiệu quả hơn. Với thiết kế gọn nhẹ và chuyên dụng để đo được cả dòng điện / điện áp AC và DC, Ampe Kìm CM4370 của Hioki chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn!
• Cấp an toàn đo điện: CAT IV 600V, CAT III 1000V • Dải nhiệt độ hoạt động rộng hơn: -250C~650C • Chống bụi và chống nước IP54 • Đo điện áp một chiều cao lên tới DC1700V • Màn hình hiển thị 2 kết quả đo đồng thời: Điện áp + Tần số, Điện áp DC + Dòng điện DC |
BƯỚC 6. KIỂM TRA NGUỒN ĐIỆN ĐẦU VÀO, ĐẦU RA BẰNG AMPLE KÌM CM4370
Dòng CM4370 là dòng thiết bị có khả năng tự phát hiện dòng vào AC hay DC, cho phép đo dòng điện tối đa lên tới 600A (CM4371/CM4372) hoặc 2000A (CM4373/CM4374), đo điện áp một chiều DC lên tới 1700V, đo điện áp xoay chiều AC lên tới 1000V; chức năng HOLD giữ giá trị đo tự động; khả năng chống thấm nước đạt chuẩn IP54; hỗ trợ kết nối Bluetooth với máy tính bảng/điện thoại thông minh (CM4372/CM4374). CM4370 là thiết bị rất phù hợp cho việc kiểm tra các thông số điện cho hệ thống đèn LED công suất cao để xác định các nguyên nhân dẫn đến hệ thống đèn LED hoạt động chập chờn hay không hoạt động.
• Đo kiểm tra điện áp đầu vào AC và đầu ra DC của bộ cấp nguồn cho hệ thống đèn LED
Kiểm tra thiết bị trước khi đo để xem thiết bị đo có còn đủ pin hay không, xem xét các dây đo và que đo, màn hình hiển thị để đảm bảo thiết bị hoạt động trơn tru.
Chú ý:
- Không được đặt cùng 1 đầu dây vào hai điểm đo vì có thể xảy ra chập điện.
- Không để cơ thể bạn vào bất cứ dây dẫn nào trong khi đo, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đất, chạm vào các vật liệu kim loại.
- Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo điện áp xoay chiều. Nếu nhầm thì thiết bị có thể bị hư hại dẫn đến đo đạc không chính xác
Chọn thang đo Auto V, thiết bị đo tự xác định là nguồn điện AC hay DC để đưa ra kết quả đo phù hợp. Tuy nhiên, khi đo điện áp DC, cần chú ý đặt dây đỏ vào cực dương, dây đen vào cực âm. Với CM4370, nếu đo ngược cực, điện áp DC đo được bị giá trị âm (ngưỡng: -10V) thì thiết bị sẽ báo hiệu bằng còi và đèn nền LCD sẽ sáng đỏ.Trong trường hợp kết quả hiển thị là 118.9V trong khi yêu cầu của đèn là 120VA thì kết quả hoàn toàn có thể chấp nhận được. Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp được phép dao động trong khoảng ±5% so với với điện áp danh định.
• Đo kiểm tra dòng đầu vào AC và đầu ra DC của bộ cấp nguồn cho hệ thống đèn LED
Sau khi xác định được điện áp của nguồn điện, tiến hành đo dòng điện đầu vào AC và đầu ra DC của bộ nguồn xem có đạt yêu cầu hay không.Thực hiện các bước từ 1 đến 4 để đo và xem kết quả trên màn hình thiết bị đo.
Như vậy, chỉ với một công cụ ampe kìm dòng CM437X, bạn có thể tiến hành đo được đầy đủ các thông số về điện bao gồm dòng điện / điện áp AC và DC của bộ nguồn cấp điện cho hệ thống đèn LED, từ đó tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề do nguồn điện gây ra.
Bình luận
Tin tức liên quan
HƯỚNG DẪN ĐO PV INVERTER THEO QUY ĐỊNH TRONG TT39-BCT VỚI PQ3198
Hướng dẫn sử dụng chi tiết thiết bị phân tích chất lượng điện PQ3198
Hướng dẫn sử dụng chi tiết thiết bị phân tích chất lượng điện PQ3198
ĐO ĐIỆN ÁP, DÒNG ĐIỆN, NHIỆT ĐỘ, VÀ ĐỘ ẨM CỦA CỤM PIN NHIÊN LIỆU (FUEL CELL STACK)
ĐO TẦN SỐ HOẠT ĐỘNG RFIDS BẰNG THIẾT BỊ PHÂN TÍCH TRỞ KHÁNG HIOKI – SERIES IM758X
ĐO CÔNG SUẤT STANDBY BẰNG THIẾT BỊ HIOKI PW3335
GHI DỮ LIỆU ĐO CÔNG SUẤT THEO THỜI GIAN THỰC BẰNG THIẾT BỊ LR8410
CÁC CÔNG CỤ HIOKI DÙNG CHO BẢO TRÌ DỰ PHÒNG TRONG NHÀ MÁY
6 BƯỚC ĐO KIỂM TRA CÔNG TẮC ĐÈN SAU KHI ĐẤU NỐI
ĐO DÒNG ĐIỆN CỦA ĐỘNG CƠ MÁY BƠM TRONG HỆ THỐNG PHUN NHIÊN LIỆU TRỰC TIẾP
ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CHO CẦN TRỤC TẠI CẢNG BIỂN
ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG XE ĐIỆN VỚI THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN CỦA HIOKI